Ku11

Sáng 20.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường thien ha bet

【thien ha bet】'Chúng tôi rất cảm xúc khi ngư dân được vinh danh giờ ra khỏi nhà vì siết nợ'

Sáng 20.11,úngtôirấtcảmxúckhingưdânđượcvinhdanhgiờrakhỏinhàvìsiếtnợthien ha bet Quốc hội thảo luận tại hội trường về việc giải quyết các kiến nghị cử tri. Nêu ý kiến tại phiên họp, đại biểu Dương Văn Phước (đoàn Quảng Nam) đề nghị Chính phủ sớm quan tâm giải quyết nợ vay đóng tàu cá cho ngư dân theo Nghị định 67 năm 2014 mà Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam đã kiến nghị nhiều lần.

'Chúng-tôi rất cảm xúc khi ngư dân được vinh danh giờ ra khỏi nhà vì siết nợ' - Ảnh 1.

Đại biểu Dương Văn Phước (đoàn Quảng Nam)

GIA HÂN

"Ngư dân thoi thóp ngụp lặn trong đống nợ, ngân hàng thương mại cho vay theo chỉ đạo. Nay là nợ khó đòi trở thành gánh nặng nhưng đến nay Chính phủ vẫn chưa tập trung giải quyết", ông Phước nói, và cho biết đây là vấn đề tồn tại kéo dài ở Quảng Nam.

"Vấn đề này, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam đã kiến nghị Quốc hội đưa vào Nghị quyết 2023 nhưng Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình đây là việc của Chính phủ nên Chính phủ phải có kế hoạch giải quyết nhưng người dân chờ mãi không biết đến bao giờ. Kính mong Chính phủ quan tâm", ông Phước nói.

Giải trình vấn đề đại biểu nêu cuối phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho biết, hiện bộ này đã hoàn thành dự thảo sửa đổi Nghị định 67 năm 2014 trình Chính phủ, trong đó có việc giải quyết nợ của các ngư dân vay tiền đóng tàu của ngân hàng thời gian qua.

"Báo cáo đại biểu Phước đoàn Quảng Nam và tất cả đại biểu Quốc hội, giao dịch ngân hàng với chủ tàu là giao dịch kinh tế dân sự. Bây giờ nó là những vấn đề phát sinh. Chúng tôi cũng rất là cảm xúc khi có những ngư dân ngày xưa là những người được vinh danh bây giờ trở thành những người ra khỏi nhà do ngân hàng siết nợ", ông Hoan nêu.

Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, đây là câu chuyện phức tạp, không chỉ là Bộ NN-PTNT, không chỉ một chính sách của Chính phủ là giải quyết được. "Một thời gian dài chúng ta làm chưa thực sự tốt trong đề án 67 về đóng tàu", ông Hoan nêu.

Ông Hoan cũng cho hay, khi đi tiếp xúc khảo sát địa phương thì thấy rằng, thật ra không phải tất cả các chủ tàu đều không có trả nợ được. Nhưng không ai trả nợ khi có những chủ tàu không trả nợ.

"Tức là người này dắt dây với người kia. Người ta đang chờ đợi nhau. Có những chủ tàu lâm vào cảnh nợ nần, gia cảnh chúng ta đã biết. Nhưng đây là câu chuyện của ngân hàng và chủ tàu", ông Hoan nhắc lại.

Không thể có chính sách bao trùm cho tất cả

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT cho biết, khi sửa đổi Nghị định 67 Bộ NN-PTNT đang hướng đến việc đề nghị ngân hàng có thể tái cấu trúc lại nợ để cho phép chủ tàu khi không còn khả năng trả nợ thì có thể chuyển tàu cho người khác.

'Chúng-tôi rất cảm xúc khi ngư dân được vinh danh giờ ra khỏi nhà vì siết nợ' - Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan giải trình tại Quốc hội

GIA HÂN

Cạnh đó, ông Hoan cho biết, một điểm khó xử lý trong giải quyết nợ vay đóng tàu theo Nghị định 67 là tài sản thế chấp chiếc tàu đóng từ Nghị định 67 với khoản vay ngân hàng chênh lệch rất nhiều. Khi ngân hàng phát mãi các tàu đó thì giá trị thực không còn như ban đầu. Người dân nói khi vay bao nhiêu thì ngân hàng khi phát mãi phải ghi từng đó nhưng ngân hàng chỉ định giá theo giá thực của con tàu ở thời điểm hiện tại.

"Đề nghị Quảng Nam, cùng ngân hàng địa phương ngồi cùng với từng trường hợp một chứ không thể có một chính sách bao trùm cho tất cả. Bởi lẽ có thể lại một lần nữa những đối tượng thực sự không tiếp cận được. Hai nữa cũng có thể xảy ra tình huống lợi dụng chính sách. Vì ngay cả chuyện bình chọn đối tượng thụ hưởng Nghị định 67 để đóng tàu cũng đã có những vấn đề không rõ ràng, minh bạch ở thời điểm đó rồi", ông Hoan nêu.

Nghị định 67 năm 2014 đưa ra chính sách tín dụng cho chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới với tàu vỏ thép, vỏ composite được vay tối đa 70% tổng giá trị đầu tư đóng mới với tàu vỏ gỗ.

Tuy nhiên, theo báo cáo của các ngân hàng thương mại, đến cuối năm 2021, tổng dư nợ còn 9.520 tỉ đồng của 1.132 tàu. Trong đó, nợ xấu là 6.397 tỉ đồng, tỷ lệ nợ xấu là 67,2%. 

Cụ thể, tàu cá vỏ thép với 176 tàu, chiếm 49% tổng số tàu vỏ thép đóng mới, chiếm 63,8% tổng nợ xấu của chính sách. 

Tàu cá vỏ gỗ với 188 tàu, chiếm 32% tổng số tàu gỗ đóng mới và chiếm 26,5% tổng nợ xấu của chính sách. Tàu cá vỏ composite với 36 tàu, chiếm 36,7% tổng số tàu composite đóng mới và 9,5% tổng nợ xấu của chính sách.

Nhiều tỉnh có tỷ lệ nợ xấu rất cao như: Trà Vinh, Thái Bình, Ðà Nẵng, Nam Ðịnh, Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Quảng Trị…

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap